Việc nắm rõ về các loại hợp đồng lao động sẽ giúp chúng ta xác định quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong môi trường làm việc. Hãy cùng Luật Sư Riêng tìm hiểu có bao nhiêu loại hợp đồng lao động và sự khác biệt của từng loại trong bài viết sau nhé.
>> Xem thêm: Quy định về trợ cấp Mất việc và trợ cấp Thôi việc
>> Xem thêm: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng
Chỉ còn 02 loại hợp đồng lao động từ ngày 01/01/2021.
02 loại hợp đồng lao động tại Việt Nam
Mỗi loại hợp đồng lao động (HĐLĐ) sẽ có đặc điểm riêng, với quy định và điều kiện cụ thể. Quy định từ ngày 01/01/2021 theo Bộ luật Lao động 2019, có 02 loại hợp đồng lao động chính gồm:
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: Là loại hợp đồng mà thời gian hiệu lực không được xác định cụ thể và không giới hạn thời điểm kết thúc hợp đồng.
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn: Là loại hình hợp đồng có thời hạn cụ thể nhưng không quá 36 tháng kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực.
Sự khác biệt giữa hợp đồng lao động xác định thời hạn và không thời hạn
Giống nhau
Về cơ bản, hai loại hợp đồng này có những điểm tương đồng như sau:
- Người sử dụng lao động và người lao động có thỏa thuận về điều kiện làm việc, mức lương, cũng như việc thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên theo quy định.
- Quy định về thời gian thử việc được giới hạn tối đa 60 ngày đối với trình độ cao đẳng trở lên, và 30 ngày đối với trình độ trung cấp, được thực hiện 01 lần duy nhất.
- Trong thời gian thử việc, người lao động được hưởng mức lương là 85% so với mức lương chính thức, hoặc theo mức lương được thỏa thuận giữa hai bên.
- Doanh nghiệp có trách nhiệm đảm bảo về bảo hộ lao động, và tuân thủ an toàn, vệ sinh lao động.
- Doanh nghiệp phải chi trả lương đúng hạn và đúng mức lương đã thỏa thuận cho người lao động.
- Quyền lợi về ngày nghỉ, lễ, tết được bảo đảm theo quy định của pháp luật và quy định của doanh nghiệp.
- Nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng trái quy định pháp luật, doanh nghiệp phải bồi thường cho người lao động theo đúng quy định.
- Doanh nghiệp phải tham gia các loại bảo hiểm như y tế, bảo hiểm xã hội,và bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
Khác nhau
Mặc dù có những điểm tương đồng, nhưng về bản chất thì hai loại hợp đồng này hoàn toàn khác nhau, thông qua các khía cạnh sau:
Đối với hợp đồng lao động có thời hạn
- Thời hạn hợp đồng:
Có sự thỏa thuận về thời hạn hợp đồng cụ thể giữa doanh nghiệp và người lao động. Thời hạn hợp đồng là 12 – 36 tháng, kể từ khi hợp đồng có hiệu lực.
2. Thủ tục sau khi HĐLĐ hết hạn:
- Nếu người lao động còn làm việc, phải tiến hành tái ký hợp đồng lao động trong vòng 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn.
- Trong trường hợp sau 30 ngày mà chưa ký kết hợp đồng lao động mới, người lao động vẫn còn làm việc, thì hợp đồng lao động đã ký trước đó sẽ chuyển thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
3. Thủ tục thực hiện khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ:
Ngoại trừ một số trường hợp không cần báo trước theo quy định, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng hai bên cần tuân thủ thời gian báo trước theo Điều 35 và Điều 36 Bộ Luật Lao động như sau:
- Đối với HĐLĐ từ 12 tháng đến 36 tháng, phải báo trước ít nhất 30 ngày.
- Đối với HĐLĐ có thời hạn dưới 12 tháng, phải báo trước ít nhất 03 ngày.
Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều 7 Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định về thời gian thông báo đối với một số ngành nghề và công việc có tính chất đặc thù riêng như sau:
- Đối với HĐLĐ từ 12 tháng trở lên, phải báo ít nhất 120 ngày.
- Đối với HĐLĐ dưới 12 tháng trở lên, phải báo ít nhất ¼ so với thời hạn hợp đồng.
- Nếu hợp đồng lao động chấm dứt trong thời gian thủ việc thì không cần phải báo trước.
- Các chế độ bảo hiểm được đóng:
- Đối với HĐLĐ dưới 1 tháng: Không phải tham gia bất kỳ loại bảo hiểm nào
- Đối với HĐLĐ từ đủ 01 tháng – dưới 03 tháng, phải tham gia: bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp ((BHTNLĐ – BNN).
- Đối với HĐLĐ từ đủ 03 tháng trở lên, phải tham gia: BHYT, BHXH bắt buộc, BHTNLĐ-BNN
Với bảo hiểm tai nạn (BHTN), Luật Việc làm 2013 đã quy định như sau:
- Trường hợp công việc cố định hay HĐLĐ mùa vụ từ đủ 03 tháng – dưới 12 tháng, phải tham gia BHTN. Tuy nhiên, quy định nãy ĐÃ BỊ BÃI BỎ theo Bộ luật lao động năm 2019.
- Trường hợp HĐLĐ có thời hạn từ 12 tháng trở lên, phải tham gia BHTN
Đối với hợp đồng lao động không có thời hạn
- Thời hạn hợp đồng:
Không quy định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực hợp đồng cụ thể.
2. Thủ tục thực hiện khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ:
- Khi muốn chấm dứt hợp đồng lao động, không cần trình bày lý do, nhưng phải cho bên còn lại trước ít nhất 45 ngày.
- Một số ngành nghề, công việc đặc thù tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định phải báo trước ít nhất 120 ngày
3. Các chế độ bảo hiểm được đóng:
Bắt buộc tham gia các loại bảo hiểm, gồm: BHTN, BHYT, BHXH, BHTNLĐ-BNN.
Hợp đồng lao động xác định thời hạn hay không thời hạn: Nên chọn loại nào?
Việc ký kết hợp đồng lao động không chỉ là cam kết đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên, mà còn phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định của pháp luật lao động. Tùy thuộc vào thời gian làm việc, người lao động có thể lựa chọn hợp đồng có thời hạn hoặc không có thời hạn. Mỗi loại hợp đồng đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với nhu cầu và mục tiêu cá nhân. Đặc biệt, chính sách đãi ngộ dành cho người lao động xuất sắc hầu như không khác biệt giữa hai loại hợp đồng, bởi các doanh nghiệp luôn sẵn sàng cung cấp những ưu đãi để giữ chân nhân tài, bất kể loại hợp đồng nào được ký kết.
Từ khoá: