I. TƯ VẤN VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP NỘI BỘ DOANH NGHIỆP
1. Đối tượng tranh chấp
- Giữa người quản lý và doanh nghiệp
- Giữa các cổ đông và doanh nghiệp
- Giữa người quản lý và các cổ đông
- Giữa các thành viên, cổ đông với nhau
2. Nội dung tranh chấp
Các tranh chấp nội bộ công ty chủ yếu tập trung ở các vấn đề sau:
- Tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ góp vốn; tài sản góp vốn, chuyển nhượng vốn.
- Tranh chấp về việc phân chia lợi nhuận.
- Tranh chấp về quyền được đề cử, ứng cử vào các vị trí quản lý.
- Tranh chấp về quyền hạn quản lý, điều hành doanh nghiệp
3. Nguyên nhân xảy ra tranh chấp
- Không nắm rõ các quy định của pháp luật
Phần lớn các công ty Việt nam thường sơ suất trong việc tuân theo pháp luật các quy định về quyền hạn quản lý, điều hành doanh nghiệp; quy định có liên quan đến quyền lợi của các thành viên, cổ đông hoặc thậm chí là phớt lờ đi những quy định ấy. Đây là một trong những nguyên nhân tiềm tàng cho một tranh chấp nội bộ doanh nghiệp có thể xảy ra.
Việc nắm rõ và tuân thủ các quy định của pháp luật, giúp Doanh nghiệp tránh khỏi những tranh chấp không đáng có; tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc và giữ gìn uy tín, hình ảnh cho Doanh nghiệp.
- Sự chủ quan của nhà đầu tư
Nhà đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm thường tập trung đến lợi nhuận thu lại mà chưa thực sự tìm hiểu kỹ càng cách thức hoạt động; văn hóa làm việc của Doanh nghiệp; sự rõ ràng, minh bạch, tính chính xác của thông tin mà Doanh nghiệp cung cấp. Điều này khiến cho các nhà đầu tư bỏ qua những quyền lợi đáng có của mình.
4. Phương pháp giải quyết
4.1. Theo phương thức thương lượng và hòa giải
Phương pháp giải quyết được ưu tiên sử dụng trước nhất là thương lượng và hòa giải. Các thành viên sẽ thỏa thuận trong điều lệ thành lập công ty hoặc là thương lượng thêm đối với các điều khoản được bổ sung sau khi phát sinh tranh chấp. Đây là phương pháp thể hiện thiện chí của các bên với mong muốn đôi bên cùng có lợi, kết thúc tranh chấp trong hòa bình.
Về phương thức hòa giải, các cổ đông có thể thỏa thuận phương thức hòa giải giải quyết tranh chấp theo Điều lệ công ty (Nghị định 22/2017/NĐ-CP, Điều 6). Đây là một phương pháp bí mật đảm bảo quyền tự định đoạt của các bên và quyền được giải quyết nhanh chóng.
4.2. Theo phương thức giải quyết bằng trọng tài
Để sử dụng phương thức trọng tài, các bên phải thỏa thuận trước rằng tranh chấp của họ sẽ được giải quyết bằng trọng tài (khoản 1 Điều 5 Luật Trọng tài Thương mại 2010). Ưu điểm của phương thức này là đảm bảo tính bí mật, tính chủ động của các bên trong việc trình bày, đưa ra chứng cứ chứng minh quyền và nghĩa vụ của mình, thỏa thuận nhanh chóng. Tranh chấp được giải quyết bằng phán quyết trọng tài, khác với phương thức hòa giải là phương thức trọng tài. Phán quyết trọng tài này là phán quyết cuối cùng và không thể bị kháng cáo hoặc thách thức.
4.3. Theo phương thức giải quyết bằng tòa án
Ngay cả khi các bên không quy định phương thức giải quyết tranh chấp trong điều lệ công ty, miễn là các cổ đông hoặc nhóm cổ đông không sở hữu dưới 1% cổ phần của công ty, các thành viên của công ty có quyền tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện dân sự ra Tòa án nhân dân trong một số trường hợp được nêu tại khoản 1 Điều 166 Luật Doanh nghiệp 2020.
II. TƯ VẤN VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỚI KHÁCH HÀNG
1. Nguyên nhân tranh chấp với khách hàng
Một số các nguyên nhân dẫn đến việc Doanh nghiệp xảy ra tranh chấp với khách hàng:
- Thái độ phục vụ của nhân viên Doanh nghiệp
- Chưa nắm bắt chính xác nhu cầu, mong muốn của khách hàng
- Lợi dụng sự sơ suất của khách hàng để thu lợi
- Không minh bạch, có dấu hiệu lừa đảo về sổ sách, giấy tờ Doanh nghiệp
- Doanh nghiệp xem nhẹ, bỏ qua những quyền lợi đáng có của khách hàng
2. Nội dung tranh chấp
- Tranh chấp liên quan đến hợp đồng thương mại, dịch vụ đối với việc tuân theo các điều lệ trong hợp đồng
- Tranh chấp liên quan đến tính chính xác về thông tin, số liệu mà Doanh nghiệp cung cấp
- Tranh chấp về việc yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
3. Phương pháp giải quyết
3.1. Theo phương thức thương lượng
Tại Điều 31 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định về phương thức thương lượng như sau:
- Người tiêu dùng có quyền gửi yêu cầu đến tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ để thương lượng khi cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm tiếp nhận, tiến hành thương lượng với người tiêu dùng trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu.
3.2. Theo phương thức hòa giải
Căn cứ Điều 33, 35, 36, 37 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định về hòa giải như sau: Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng có quyền thỏa thuận lựa chọn bên thứ ba là cá nhân hoặc tổ chức hòa giải để thực hiện việc hòa giải.
Nguyên tắc thực hiện hòa giải
Tại Điều 34 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định về nguyên tắc thực hiện hòa giải như sau
- Bảo đảm khách quan, trung thực, thiện chí, không được ép buộc, lừa dối.
- Tổ chức, cá nhân tiến hành hòa giải, các bên tham gia hòa giải phải bảo đảm bí mật thông tin liên quan đến việc hòa giải, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
3.3. Theo phương thức giải quyết bằng trọng tài
- Hiệu lực của điều khoản trọng tài
Căn cứ Điều 38 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định về hiệu lực của điều khoản trọng tài như sau:
Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải thông báo về điều khoản trọng tài trước khi giao kết hợp đồng và được người tiêu dùng chấp thuận. Trường hợp điều khoản trọng tài do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đưa vào hợp đồng theo mẫu hoặc điều kiện giao dịch chung thì khi xảy ra tranh chấp, người tiêu dùng là cá nhân có quyền lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp khác.
- Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp tại trọng tài
Tại Điều 39 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp tại trọng tài như sau: Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp tại trọng tài được thực hiện theo quy định của pháp luật về trọng tài thương mại.
- Nghĩa vụ chứng minh
Căn cứ Điều 40 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định về nghĩa vụ chứng minh như sau: Nghĩa vụ chứng minh trong giải quyết tranh chấp tại trọng tài được thực hiện theo quy định tại Điều 42 của Luật này.
3.4. Theo phương thức giải quyết bằng tòa án
Tại Điều 41 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định về vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như sau:
- Vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là vụ án mà bên khởi kiện là người tiêu dùng hoặc tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của Luật này.
- Vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được giải quyết theo thủ tục đơn giản quy định trong pháp luật về tố tụng dân sự khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Cá nhân là người tiêu dùng khởi kiện; tổ chức, cá nhân trực tiếp cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng bị khởi kiện;
+ Vụ án đơn giản, chứng cứ rõ ràng;
+ Giá trị giao dịch dưới 100 triệu đồng.
CÔNG TY LUẬT TNHH LUẬT SƯ RIÊNG
Địa chỉ trụ sở: 250 Nguyễn Hoàng, Phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 0966 288 855
Email: xuanhonglaw@gmail.com